Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
96651

Luật tiếp cận thông tin

Ngày 23/09/2023 00:00:00

Luật tiếp cận thông tin

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU

LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 6/4/2016. Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.

I. Sự cần thiết ban hành Luật tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường.

Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân. Cụ thể hóa Hiến pháp, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân trong một số lĩnh vực, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn về thông tin và một Chính phủ công khai, minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước, góp phần đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở nước ta thời gian qua còn có những vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Cụ thể là:

Thứ nhất, về mặt thể chế, pháp luật hiện hành quy định chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ và chưa thống nhất về bảo đảm quyền được thông tin của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 1992 và quyền tiếp cận thông tin của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Cụ thể như sau:

- Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền được thông tin của công dân và sửa đổi thành quyền tiếp cận thông tin của công dân (Điều 25). Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định các nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin; khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3), quy định nguyên tắc quyền con người, quyền công dân “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14).

Qua rà soát pháp luật hiện hành về bảo đảm và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trong các lĩnh vực cho thấy, pháp luật chưa xác định rõ quyền tiếp cận thông tin và nội hàm của quyền tiếp cận thông tin; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin; chưa thể hiện rõ tinh thần của Hiến pháp về trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, cũng như các nguyên tắc, điều kiện hạn chế thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Một số văn bản dưới luật có quy định mang tính hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân hoặc quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin không thuộc một trong các trường hợp được hạn chế theo quy định của khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

- Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước (Điều 2), đồng thời xác định trách nhiệm giám sát nhà nước, giám sát và phản biện xã hội của cơ quan đại diện nhân dân (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Điều này đòi hỏi phải tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và Chính phủ, bộ máy hành chính nói riêng - đây được coi là yếu tố then chốt của quản trị nhà nước, là một biểu hiện của “tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ”và là công cụ giúp phòng, chống tham nhũng, tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước và giám sát của xã hội đối với việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

- Pháp luật hiện hành quy định chưa rõ và thống nhất về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; về cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin; về phương thức, hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin, do đó, chưa tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, việc tiếp cận thông tin của công dân còn hạn chế:

- Nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng, nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (như thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, giao thông, xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng,...). Trong khi đó, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin một cách chủ động, nhanh chóng và thuận tiện.

Trên thực tế, phạm vi thông tin được công khai, hình thức công khai thông tin cũng như quy trình, thủ tục tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại các cơ quan nhà nước chưa được thực hiện thống nhất, còn phụ thuộc vào quyết định của từng cơ quan và thái độ phục vụ của công chức trực tiếp tiếp nhận yêu cầu. Việc đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của công dân về hoạt động của các cơ quan nhà nước, về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình còn hạn chế, nên người dân chưa thể chủ động thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cũng như tham gia vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội, đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật, giúp Nhà nước hoạch định chính sách, pháp luật vừa sát thực tế, vừa hợp với lòng dân, bảo đảm điều hành và quản trị xã hội hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin còn nhiều bất cập đã dẫn đến nhiều hệ lụy như một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng vị trí đặc quyền nắm giữ thông tin để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực.

- Công dân chưa được bảo đảm cung cấp thông tin một cách chính thống bởi các cơ quan nhà nước tạo ra thông tin. Trên thực tế, việc cơ quan nhà nước không cung cấp thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong một số trường hợp đã tạo cơ hội cho những thông tin không đúng sự thật, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến trật tự và ổn định xã hội, ảnh hưởng tới sự đồng thuận xã hội trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật.

Việc không minh bạch, kịp thời trong cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước cũng tạo nên sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, đồng thời dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; gây khó khăn cho việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, cản trở quá trình hội nhập quốc tế, từ đó làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thứ ba, qua nghiên cứu một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như đã báo cáo ở trên cho thấy, mặc dù chúng ta đã nội luật hóa các quy định liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của các điều ước này trong một số luật như Luật phòng, chống tham nhũng, Luật bảo vệ môi trường... nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tính tương thích với cam kết quốc tế này. Trong khi đó, trên bình diện quốc tế cũng như ở phạm vi quốc gia, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được công nhận rộng rãi. Nhiều điều ước, hiệp ước quốc tế, kế hoạch hành động, tuyên bố quốc tế đã đưa ra những yêu cầu có tính ràng buộc hoặc khuyến nghị các quốc gia thành viên ban hành văn bản pháp luật ghi nhận quyền tiếp cận thông tin. Nhiều nước công nhận tầm quan trọng của tiếp cận thông tin không chỉ với tư cách là một trong những quyền cơ bản của con người mà còn là một công cụ quan trọng góp phần nâng cao khả năng điều hành của chính phủ, tăng cường tính minh bạch, phòng và chống tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan chính phủ. Trên thế giới.

Luật tiếp cận thông tin

Đăng lúc: 23/09/2023 00:00:00 (GMT+7)

Luật tiếp cận thông tin

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU

LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

Luật tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 6/4/2016. Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.

I. Sự cần thiết ban hành Luật tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Quyền tiếp cận thông tin tiếp tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường.

Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân. Cụ thể hóa Hiến pháp, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân trong một số lĩnh vực, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn về thông tin và một Chính phủ công khai, minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước, góp phần đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền được thông tin và pháp luật về quyền được thông tin của công dân ở nước ta thời gian qua còn có những vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Cụ thể là:

Thứ nhất, về mặt thể chế, pháp luật hiện hành quy định chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ và chưa thống nhất về bảo đảm quyền được thông tin của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 1992 và quyền tiếp cận thông tin của công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Cụ thể như sau:

- Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền được thông tin của công dân và sửa đổi thành quyền tiếp cận thông tin của công dân (Điều 25). Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định các nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin; khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3), quy định nguyên tắc quyền con người, quyền công dân “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14).

Qua rà soát pháp luật hiện hành về bảo đảm và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trong các lĩnh vực cho thấy, pháp luật chưa xác định rõ quyền tiếp cận thông tin và nội hàm của quyền tiếp cận thông tin; quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin; chưa thể hiện rõ tinh thần của Hiến pháp về trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, cũng như các nguyên tắc, điều kiện hạn chế thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Một số văn bản dưới luật có quy định mang tính hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân hoặc quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin không thuộc một trong các trường hợp được hạn chế theo quy định của khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

- Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước (Điều 2), đồng thời xác định trách nhiệm giám sát nhà nước, giám sát và phản biện xã hội của cơ quan đại diện nhân dân (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Điều này đòi hỏi phải tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và Chính phủ, bộ máy hành chính nói riêng - đây được coi là yếu tố then chốt của quản trị nhà nước, là một biểu hiện của “tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ”và là công cụ giúp phòng, chống tham nhũng, tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ về cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước và giám sát của xã hội đối với việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

- Pháp luật hiện hành quy định chưa rõ và thống nhất về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; về cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin; về phương thức, hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin, do đó, chưa tạo cơ chế pháp lý đầy đủ, chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, việc tiếp cận thông tin của công dân còn hạn chế:

- Nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng, nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (như thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, giao thông, xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng,...). Trong khi đó, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin một cách chủ động, nhanh chóng và thuận tiện.

Trên thực tế, phạm vi thông tin được công khai, hình thức công khai thông tin cũng như quy trình, thủ tục tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại các cơ quan nhà nước chưa được thực hiện thống nhất, còn phụ thuộc vào quyết định của từng cơ quan và thái độ phục vụ của công chức trực tiếp tiếp nhận yêu cầu. Việc đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của công dân về hoạt động của các cơ quan nhà nước, về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình còn hạn chế, nên người dân chưa thể chủ động thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cũng như tham gia vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội, đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật, giúp Nhà nước hoạch định chính sách, pháp luật vừa sát thực tế, vừa hợp với lòng dân, bảo đảm điều hành và quản trị xã hội hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin còn nhiều bất cập đã dẫn đến nhiều hệ lụy như một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng vị trí đặc quyền nắm giữ thông tin để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực.

- Công dân chưa được bảo đảm cung cấp thông tin một cách chính thống bởi các cơ quan nhà nước tạo ra thông tin. Trên thực tế, việc cơ quan nhà nước không cung cấp thông tin chính thống, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong một số trường hợp đã tạo cơ hội cho những thông tin không đúng sự thật, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến trật tự và ổn định xã hội, ảnh hưởng tới sự đồng thuận xã hội trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật.

Việc không minh bạch, kịp thời trong cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước cũng tạo nên sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, đồng thời dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; gây khó khăn cho việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, cản trở quá trình hội nhập quốc tế, từ đó làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thứ ba, qua nghiên cứu một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như đã báo cáo ở trên cho thấy, mặc dù chúng ta đã nội luật hóa các quy định liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của các điều ước này trong một số luật như Luật phòng, chống tham nhũng, Luật bảo vệ môi trường... nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tính tương thích với cam kết quốc tế này. Trong khi đó, trên bình diện quốc tế cũng như ở phạm vi quốc gia, quyền tiếp cận thông tin ngày càng được công nhận rộng rãi. Nhiều điều ước, hiệp ước quốc tế, kế hoạch hành động, tuyên bố quốc tế đã đưa ra những yêu cầu có tính ràng buộc hoặc khuyến nghị các quốc gia thành viên ban hành văn bản pháp luật ghi nhận quyền tiếp cận thông tin. Nhiều nước công nhận tầm quan trọng của tiếp cận thông tin không chỉ với tư cách là một trong những quyền cơ bản của con người mà còn là một công cụ quan trọng góp phần nâng cao khả năng điều hành của chính phủ, tăng cường tính minh bạch, phòng và chống tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan chính phủ. Trên thế giới.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC