Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
96651

CHÙA VĨNH PHÚC XÃ THÀNH TÂN

Ngày 15/03/2023 15:57:58

Chùa Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc tự) nằm ở xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa còn có tên là Hòa Luật. Người dân vùng này thường nhắc đến tên chùa gắn với tên làng hơn là tên tự của chùa. Tuy vậy tên gọi chính của chùa vẫn là Vĩnh Phúc tự.

Lược sử

Làng Hòa Luật được lập vào những năm 1794 – 1795. (Theo tài liệuLe Thanh Hoa(tỉnh Thanh Hóa) của Ch. Robequain viết vào những năm đầu thế kỷ XX): thì làng được lập bởi một người Mường tên là Quách Phúc Điền quê ở Chung Hoàng, huyện Lạc Thổ (nay là Lạc Sơn) tỉnh Hòa Bình và một người Việt tên là Trương Văn Tân quê ở Kỳ Lão, tổng Văn Lung, phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Sau đó có thêm một người nữa là Quách Công Móng từ Mường Vang (Hòa Bình) đến sinh cơ lập ấp. Vào thế kỷ XIX, có thêm một số dòng họ nữa là họ Bùi, họ Đinh có nguồn gốc là người Mường đến sinh cơ lập ấp.

Làng Hòa Luật cũng như xã Thành Tân ở vào vị trí gần như trung tâm của huyện Thạch Thành, từ đây các đường giao thông thủy bộ kết nối với các nơi trong và ngoài tỉnh đều thuận lợi.

Vùng đất Hòa Luật nói riêng và Thành Tân nói chung xa xưa là rừng rậm, qua một quá trình khai thác lâu dài đến nay vùng đất này là một vùng đồi thấp, xen kẽ những núi đồi nhỏ. Rừng xanh đã không còn nguyên sơ như xưa.

Do biến cố lịch sử, người Mường ở Hòa Luật có một quá trình chuyển hóa rất nhanh, đến trước năm 1945 Hòa Luật gần như trở thành một làng như người Kinh ở Thạch Thành. Nhìn chung, Hòa Luật tuy không phải là một mường lớn như Mường Đủ, Mường Già, Mường Ó, Mường La Khơn là những mường gốc nhưng cư dân ở đây hầu hết là bà con của người Mường Vang, Mường Bắp từ Lạc Thủy (Hòa Bình) di cư vào. Tuy nhiên, những yếu tố trong sinh hoạt văn hóa như mái nhà sàn trước đây, y phục của nam giới và phụ nữ, tục đánh chiêng, cồng trong hội làng, tục ném còn trong sinh hoạt ngày xuân vẫn là nét phổ biến của người Mường Hòa Luật, vì vậykhông gian văn hóa vùng này vẫn mang đậm những nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Mường.

Công trình kiến trúc

Cũng như các ngôi chùa khác ở nước ta, chùa Vĩnh Phúc là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Nó không chỉ là nơi nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo đến hành lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của bà con hai dân tộc Mường và Kinh của làng Hòa Luật qua nhiều đời nay. Chùa Vĩnh Phúc đã gắn liền và có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân Hòa Luật từ xưa đến nay. Bởi cửa chùa là nơi duyên lành, tính toán gốc sâu đến quả thiện vì vậy câu đối ở chùa có ghi:

Phật đạo cao huyền duy đệ nhất

Pháp luân quảng đại biến tam thiên.

Tạm dịch:

Đạo Phật là đấng cao huyền bậc nhất

Pháp luân rộng lớn khắp tam thiên.

Chùa Vĩnh Phúc là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc ba gian Tiền đường bằng gỗ và một Hậu cung có quy mô nhưng đã bị xuống cấp đổ nát. Do các nguồn tài liệu ghi chép về việc dựng chùa bị thất lạc nên việc xác định niên đại dựng chùa còn phải tìm tòi bổ sung sau.

Ngôi chùa hiện nay, theo các cụ già ở Hòa Luật cho biết: Vào những năm 1937 – 1941, sư Xước là một chiến sĩ cách mạng hoạt động ở vùng Ngọc Trạo – Thạch Thành đã cho dựng lại chùa. Chùa mới này cũng chỉ mới dựng được phần Hậu cung, bên trong được bài trí tượng thờ theo cách bài trí của các Phật điện truyền thống như các ngôi chùa khác.

Dừng chân trước chùa Vĩnh Phúc đi qua khoảng đất rộng là đến cổng chùa. Bước qua cổng chùa là đặt chân vào sân chùa (dài 8,5m x 4m = 34m). Xung quanh sân chùa là những hàng cây lưu niệm, xen lẫn bồn hoa cây cảnh bốn mùa nở hoa thơm tỏa bóng mát, làm cho cảnh sắc của ngôi chùa càng thêm hấp dẫn. Phía phải sân chùa là một ngôi nhà tạm, để người dân sắm lễ vào lễ chùa.

Từ sân chùa, bước lên 3 lớp bậc thềm bằng đá phiến là đến kiến trúc Hậu cung của chùa có diện tích 42,7m2được cấu trúc làm hai gian: gian trong (cung đệ nhất) là nơi bài trí tượng thờ, gian ngoài (cung đệ nhị) là nơi ngồi tụng kinh của sư trụ trì. Nhà Hậu cung phía trên mái là vòm cuốn, trên vòm cuốn ở sát vách Thượng điện được vẽ những vân mây cuộn tròn và những hình rồng uốn khúc bằng loại bột màu gạch non. Hình tượng rồng ở đây thực sự gắn bó và trở thành biểu tượng cho Phật pháp trong chùa và mây trời được dùng để diễn tả tư tưởng Phật. Ở cung Đệ nhị, trên vòm gian giữa vẽ một bức cuốn thư với hình tượng bút và nghiên mực được mô tả trên một hình giấy cuộn tròn ở hai đầu. Bức cuốn thư được vẽ trong một Phật điện mang biểu trưng về sự hưng thịnh cho Phật pháp trong chùa.

Trong nhà Hậu cung chùa Vĩnh Phúc được bố trí ở ba lớp bàn thờ:

– Lớp bàn thờ thứ nhất, là lớp cao nhất, gần giáp vách Thượng điện, đặt 3 pho tượng Tam Thế ngồi ngang nhau tượng trưng cho chư Phật thuộc về 3 thời: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai (vị lai). Ba pho tượng Tam Thế được đặt ngồi trên tòa sen, có kích thước hình dáng giống nhau, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có ấn chữVạn, mặt tròn như mặt nguyệt hướng thẳng về phía trước, khối hình trau chuốt, đường nét tinh tế thể hiện rõ thần thái vương giả, quyền uy trong tư thế trang nghiêm, tĩnh tại của đức Phật.

– Lớp bàn thờ thứ hai, được bài trí 3 pho tượng: ở giữa là Phật Thích Ca sơ sinh đứng trong tòa Cửu Long, bên phải là tượng thần Thổ Địa, bên trái là tượng Thánh Tăng.

– Lớp bàn thờ thứ ba, tượng Phật Thích Ca sơ sinh đứng trên đài sen một tay chỉ trời, một tay chỉ xuống đất.

Tượng thần Thổ Địa, đầu đội mũ cánh chuồn, mặc áo thụng, có cân đai và hoa văn trang trí. Về chức năng, tượng thần Thổ Địa là vị trông coi đất Phật, có kích thước cao 0,70m.

Tượng Thánh Tăng được diễn tả ở tư thế ngồi đầu, đội mũ vành, mang hình hoa sen. Toàn thân vận áo choàng rộng trùm kín người, mắt nhìn xuống, môi hơi mím, hai tay để trước ngực trong tư thế nghiêm trang. Tượng Thánh Tăng tượng trưng cho hộ trì Phật pháp, tượng cao 0,60m.

– Lớp bàn thờ thứ ba là nơi đặt bát hương thờ Hội đồng chư Phật.

Cùng với những pho tượng kể trên, nhà Hậu cung cũng là nơi còn lưu giữ những hiện vật có giá trị như quán tẩy, khay mịch, hương án gỗ, mõ gỗ, 5 bát hương thời thế kỷ XVIII – XIX.

Qua cấu trúc và bài trí nội thất ở chùa Vĩnh Phúc, tuy trong Phật điện có những pho tượng Phật cơ bản, ở đây còn vắng bóng một số pho tượng Phật cần thiết đối với một Phật điện. Điều này cũng có thể lý giải là do ở giữa vùng rừng núi, đời sống của nhân dân còn khó khăn, hơn nữa chùa trước đây đã bị đổ nát, do đó trong Phật điện còn thiếu vắng một số pho tượng thờ. Dù sao thì sự tồn tại của một ngôi chùa Phật trên vùng văn hóa Mường cũng thật đáng quý.

Chùa Vĩnh Phúc thuộc loại kiến trúc tôn giáo. Song nó không chỉ dành riêng cho việc thờ Phật mà thực sự đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân làng Hòa Luật và các vùng lân cận.

Tọa lạc ở một vùng đất có dấu tích của nền văn hóa cổ xưa, lại nằm giữa mộttrung tâm thờ Mẫu – Phố Cát lớn nhất miền Bắcvà có một không gian văn hóa Mường với những ngày hội mùa, hội làng náo nức, chùa Vĩnh Phúc là một minh chứng sinh động về hiện tượng “Phật ở làng”.

Vì vậy chùa Vĩnh Phúc không chỉ có giá trị về di tích Phật giáo mà còn có ý nghĩa nghiên cứu văn hóa – lịch sử đời sống cư dân vùng rìa châu thổ.
Nguồn:https://chonthieng.com/dia-diem/chua-hoa-luat-thanh-hoa/

CHÙA VĨNH PHÚC XÃ THÀNH TÂN

Đăng lúc: 15/03/2023 15:57:58 (GMT+7)

Chùa Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc tự) nằm ở xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa còn có tên là Hòa Luật. Người dân vùng này thường nhắc đến tên chùa gắn với tên làng hơn là tên tự của chùa. Tuy vậy tên gọi chính của chùa vẫn là Vĩnh Phúc tự.

Lược sử

Làng Hòa Luật được lập vào những năm 1794 – 1795. (Theo tài liệuLe Thanh Hoa(tỉnh Thanh Hóa) của Ch. Robequain viết vào những năm đầu thế kỷ XX): thì làng được lập bởi một người Mường tên là Quách Phúc Điền quê ở Chung Hoàng, huyện Lạc Thổ (nay là Lạc Sơn) tỉnh Hòa Bình và một người Việt tên là Trương Văn Tân quê ở Kỳ Lão, tổng Văn Lung, phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Sau đó có thêm một người nữa là Quách Công Móng từ Mường Vang (Hòa Bình) đến sinh cơ lập ấp. Vào thế kỷ XIX, có thêm một số dòng họ nữa là họ Bùi, họ Đinh có nguồn gốc là người Mường đến sinh cơ lập ấp.

Làng Hòa Luật cũng như xã Thành Tân ở vào vị trí gần như trung tâm của huyện Thạch Thành, từ đây các đường giao thông thủy bộ kết nối với các nơi trong và ngoài tỉnh đều thuận lợi.

Vùng đất Hòa Luật nói riêng và Thành Tân nói chung xa xưa là rừng rậm, qua một quá trình khai thác lâu dài đến nay vùng đất này là một vùng đồi thấp, xen kẽ những núi đồi nhỏ. Rừng xanh đã không còn nguyên sơ như xưa.

Do biến cố lịch sử, người Mường ở Hòa Luật có một quá trình chuyển hóa rất nhanh, đến trước năm 1945 Hòa Luật gần như trở thành một làng như người Kinh ở Thạch Thành. Nhìn chung, Hòa Luật tuy không phải là một mường lớn như Mường Đủ, Mường Già, Mường Ó, Mường La Khơn là những mường gốc nhưng cư dân ở đây hầu hết là bà con của người Mường Vang, Mường Bắp từ Lạc Thủy (Hòa Bình) di cư vào. Tuy nhiên, những yếu tố trong sinh hoạt văn hóa như mái nhà sàn trước đây, y phục của nam giới và phụ nữ, tục đánh chiêng, cồng trong hội làng, tục ném còn trong sinh hoạt ngày xuân vẫn là nét phổ biến của người Mường Hòa Luật, vì vậykhông gian văn hóa vùng này vẫn mang đậm những nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Mường.

Công trình kiến trúc

Cũng như các ngôi chùa khác ở nước ta, chùa Vĩnh Phúc là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật. Nó không chỉ là nơi nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo đến hành lễ, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của bà con hai dân tộc Mường và Kinh của làng Hòa Luật qua nhiều đời nay. Chùa Vĩnh Phúc đã gắn liền và có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân Hòa Luật từ xưa đến nay. Bởi cửa chùa là nơi duyên lành, tính toán gốc sâu đến quả thiện vì vậy câu đối ở chùa có ghi:

Phật đạo cao huyền duy đệ nhất

Pháp luân quảng đại biến tam thiên.

Tạm dịch:

Đạo Phật là đấng cao huyền bậc nhất

Pháp luân rộng lớn khắp tam thiên.

Chùa Vĩnh Phúc là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc ba gian Tiền đường bằng gỗ và một Hậu cung có quy mô nhưng đã bị xuống cấp đổ nát. Do các nguồn tài liệu ghi chép về việc dựng chùa bị thất lạc nên việc xác định niên đại dựng chùa còn phải tìm tòi bổ sung sau.

Ngôi chùa hiện nay, theo các cụ già ở Hòa Luật cho biết: Vào những năm 1937 – 1941, sư Xước là một chiến sĩ cách mạng hoạt động ở vùng Ngọc Trạo – Thạch Thành đã cho dựng lại chùa. Chùa mới này cũng chỉ mới dựng được phần Hậu cung, bên trong được bài trí tượng thờ theo cách bài trí của các Phật điện truyền thống như các ngôi chùa khác.

Dừng chân trước chùa Vĩnh Phúc đi qua khoảng đất rộng là đến cổng chùa. Bước qua cổng chùa là đặt chân vào sân chùa (dài 8,5m x 4m = 34m). Xung quanh sân chùa là những hàng cây lưu niệm, xen lẫn bồn hoa cây cảnh bốn mùa nở hoa thơm tỏa bóng mát, làm cho cảnh sắc của ngôi chùa càng thêm hấp dẫn. Phía phải sân chùa là một ngôi nhà tạm, để người dân sắm lễ vào lễ chùa.

Từ sân chùa, bước lên 3 lớp bậc thềm bằng đá phiến là đến kiến trúc Hậu cung của chùa có diện tích 42,7m2được cấu trúc làm hai gian: gian trong (cung đệ nhất) là nơi bài trí tượng thờ, gian ngoài (cung đệ nhị) là nơi ngồi tụng kinh của sư trụ trì. Nhà Hậu cung phía trên mái là vòm cuốn, trên vòm cuốn ở sát vách Thượng điện được vẽ những vân mây cuộn tròn và những hình rồng uốn khúc bằng loại bột màu gạch non. Hình tượng rồng ở đây thực sự gắn bó và trở thành biểu tượng cho Phật pháp trong chùa và mây trời được dùng để diễn tả tư tưởng Phật. Ở cung Đệ nhị, trên vòm gian giữa vẽ một bức cuốn thư với hình tượng bút và nghiên mực được mô tả trên một hình giấy cuộn tròn ở hai đầu. Bức cuốn thư được vẽ trong một Phật điện mang biểu trưng về sự hưng thịnh cho Phật pháp trong chùa.

Trong nhà Hậu cung chùa Vĩnh Phúc được bố trí ở ba lớp bàn thờ:

– Lớp bàn thờ thứ nhất, là lớp cao nhất, gần giáp vách Thượng điện, đặt 3 pho tượng Tam Thế ngồi ngang nhau tượng trưng cho chư Phật thuộc về 3 thời: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai (vị lai). Ba pho tượng Tam Thế được đặt ngồi trên tòa sen, có kích thước hình dáng giống nhau, tóc xoắn ốc, tai dài, ngực có ấn chữVạn, mặt tròn như mặt nguyệt hướng thẳng về phía trước, khối hình trau chuốt, đường nét tinh tế thể hiện rõ thần thái vương giả, quyền uy trong tư thế trang nghiêm, tĩnh tại của đức Phật.

– Lớp bàn thờ thứ hai, được bài trí 3 pho tượng: ở giữa là Phật Thích Ca sơ sinh đứng trong tòa Cửu Long, bên phải là tượng thần Thổ Địa, bên trái là tượng Thánh Tăng.

– Lớp bàn thờ thứ ba, tượng Phật Thích Ca sơ sinh đứng trên đài sen một tay chỉ trời, một tay chỉ xuống đất.

Tượng thần Thổ Địa, đầu đội mũ cánh chuồn, mặc áo thụng, có cân đai và hoa văn trang trí. Về chức năng, tượng thần Thổ Địa là vị trông coi đất Phật, có kích thước cao 0,70m.

Tượng Thánh Tăng được diễn tả ở tư thế ngồi đầu, đội mũ vành, mang hình hoa sen. Toàn thân vận áo choàng rộng trùm kín người, mắt nhìn xuống, môi hơi mím, hai tay để trước ngực trong tư thế nghiêm trang. Tượng Thánh Tăng tượng trưng cho hộ trì Phật pháp, tượng cao 0,60m.

– Lớp bàn thờ thứ ba là nơi đặt bát hương thờ Hội đồng chư Phật.

Cùng với những pho tượng kể trên, nhà Hậu cung cũng là nơi còn lưu giữ những hiện vật có giá trị như quán tẩy, khay mịch, hương án gỗ, mõ gỗ, 5 bát hương thời thế kỷ XVIII – XIX.

Qua cấu trúc và bài trí nội thất ở chùa Vĩnh Phúc, tuy trong Phật điện có những pho tượng Phật cơ bản, ở đây còn vắng bóng một số pho tượng Phật cần thiết đối với một Phật điện. Điều này cũng có thể lý giải là do ở giữa vùng rừng núi, đời sống của nhân dân còn khó khăn, hơn nữa chùa trước đây đã bị đổ nát, do đó trong Phật điện còn thiếu vắng một số pho tượng thờ. Dù sao thì sự tồn tại của một ngôi chùa Phật trên vùng văn hóa Mường cũng thật đáng quý.

Chùa Vĩnh Phúc thuộc loại kiến trúc tôn giáo. Song nó không chỉ dành riêng cho việc thờ Phật mà thực sự đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân làng Hòa Luật và các vùng lân cận.

Tọa lạc ở một vùng đất có dấu tích của nền văn hóa cổ xưa, lại nằm giữa mộttrung tâm thờ Mẫu – Phố Cát lớn nhất miền Bắcvà có một không gian văn hóa Mường với những ngày hội mùa, hội làng náo nức, chùa Vĩnh Phúc là một minh chứng sinh động về hiện tượng “Phật ở làng”.

Vì vậy chùa Vĩnh Phúc không chỉ có giá trị về di tích Phật giáo mà còn có ý nghĩa nghiên cứu văn hóa – lịch sử đời sống cư dân vùng rìa châu thổ.
Nguồn:https://chonthieng.com/dia-diem/chua-hoa-luat-thanh-hoa/

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC