Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
96651

NGỘ ĐỘC RƯỢU: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Ngày 29/04/2022 10:26:36

Ngộ độc rượu: Nguyên nhân và một số biện pháp phòng, chống

Theo thống kê được công bố tại Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức vào cuối năm 2016 tại Hà Nội thì Việt Nam có tỷ lệ người uống rượu bia cao thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 ở châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.

Theo thống kê ghi nhận của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, từ dịp Tết Nguyên đán cổ truyền Đinh Dậu đến nay, trên cả nước đã liên tiếp xảy ra hàng chục vụ ngộ độc rượu, với số nạn nhân lên đến hàng trăm người. Cụ thể là đến hết ngày 16/2/2017 vụ ngộ độc rượu ở Hà Giang đã khiến 87 người phải nhập viện; ngày 19/2/2017, vụ ngộ độc rượu ở Lai Châu khiến hơn 80 người nhập viện, trong đó 9 người chết… Điều đáng lưu ý là đa số các trường hợp ngộ độc này đều có liên quan đến uống rượu chứa Methanol.

Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹlà không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững.... Nặng thì nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá khả năng dung nạp của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Việc lạm dụng kéo dài, ngay cả những loại rượu an toàn cũng có thể gây ra những tổn hại lâu dài cho sức khỏe của người uống. Người uống rượu dễ bị bệnh cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy. Rượu có thể làm tăng khả năng dị ứng với thức ăn và giảm khả năng đề kháng, gây viêm loét dạ dày, viêm tụy mạn tính. Rượu làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư như: Ung thư miệng, họng, thực quản, gan...

Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường cho sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên, đặc biệt khi sử dụng rượu có chứa nhiều Methanol. Một dấu hiệu của ngộ độc Methanol là người uống không còn nhìn thấy mọi vật và có khi mù hẳn ngay cả khi đã được cấp cứu tránh khỏi tử vong.

Để phòng chống ngộ độc rượu, bảo đảm sức khỏe khi sử dụng rượu cho mỗi cá nhân và cộng đồng, chúng tôi đưa một số lời khuyên như sau:

-Tuyệt đối không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, xuấtxứ, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng (chưa có xác nhận công bố chất lượng bởi các cơ quan quản lý nhà nước); Không uống rượu pha bằng cồn công nghiệp (kể cả cồn dùng trong y tế) hoặc khi nghi ngờ rượu có chứa Methanol.

-Không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: Điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, rượu và có các tình trạng bệnh lý mà khi xử dụng rượu bia làm cho bệnh càng nặng lên.

-Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh.

- Trẻ em dưới 18 tuổi không uống rượu, bia.

- Trong và sau khi uống rượu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường như: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ... thì đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.

- Không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, không quá 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Theo WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn. Một đơn vị uống chuẩn này tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai hoặc lon bia 330 ml.

BS.CK1: Đào Thanh Tùng

Chi cục ATVSTP Thanh Hóa

NGỘ ĐỘC RƯỢU: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Đăng lúc: 29/04/2022 10:26:36 (GMT+7)

Ngộ độc rượu: Nguyên nhân và một số biện pháp phòng, chống

Theo thống kê được công bố tại Hội thảo do Bộ Y tế tổ chức vào cuối năm 2016 tại Hà Nội thì Việt Nam có tỷ lệ người uống rượu bia cao thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 ở châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.

Theo thống kê ghi nhận của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, từ dịp Tết Nguyên đán cổ truyền Đinh Dậu đến nay, trên cả nước đã liên tiếp xảy ra hàng chục vụ ngộ độc rượu, với số nạn nhân lên đến hàng trăm người. Cụ thể là đến hết ngày 16/2/2017 vụ ngộ độc rượu ở Hà Giang đã khiến 87 người phải nhập viện; ngày 19/2/2017, vụ ngộ độc rượu ở Lai Châu khiến hơn 80 người nhập viện, trong đó 9 người chết… Điều đáng lưu ý là đa số các trường hợp ngộ độc này đều có liên quan đến uống rượu chứa Methanol.

Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹlà không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững.... Nặng thì nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá khả năng dung nạp của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Việc lạm dụng kéo dài, ngay cả những loại rượu an toàn cũng có thể gây ra những tổn hại lâu dài cho sức khỏe của người uống. Người uống rượu dễ bị bệnh cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy. Rượu có thể làm tăng khả năng dị ứng với thức ăn và giảm khả năng đề kháng, gây viêm loét dạ dày, viêm tụy mạn tính. Rượu làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư như: Ung thư miệng, họng, thực quản, gan...

Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường cho sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên, đặc biệt khi sử dụng rượu có chứa nhiều Methanol. Một dấu hiệu của ngộ độc Methanol là người uống không còn nhìn thấy mọi vật và có khi mù hẳn ngay cả khi đã được cấp cứu tránh khỏi tử vong.

Để phòng chống ngộ độc rượu, bảo đảm sức khỏe khi sử dụng rượu cho mỗi cá nhân và cộng đồng, chúng tôi đưa một số lời khuyên như sau:

-Tuyệt đối không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, xuấtxứ, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng (chưa có xác nhận công bố chất lượng bởi các cơ quan quản lý nhà nước); Không uống rượu pha bằng cồn công nghiệp (kể cả cồn dùng trong y tế) hoặc khi nghi ngờ rượu có chứa Methanol.

-Không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: Điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, rượu và có các tình trạng bệnh lý mà khi xử dụng rượu bia làm cho bệnh càng nặng lên.

-Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh.

- Trẻ em dưới 18 tuổi không uống rượu, bia.

- Trong và sau khi uống rượu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường như: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ... thì đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.

- Không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, không quá 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Theo WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn. Một đơn vị uống chuẩn này tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai hoặc lon bia 330 ml.

BS.CK1: Đào Thanh Tùng

Chi cục ATVSTP Thanh Hóa

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC