Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
96651

Chiến khu du kích Ngọc Trạo

Ngày 30/08/2021 11:05:47

Chiến khu Ngọc Trạo - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc ở Thanh Hóa, giai đoạn 1940 - 1941; nơi thành lập đội du kích Ngọc Trạo tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa.

Ngọc Trạo nằm về phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách huyện lỵ Kim Tân (Thạch Thành) 15km. Đây là một vùng đất có địa hình tương đối hiểm trở, một vùng rừng núi cách xa với tỉnh lỵ nhưng lại tiếp giáp với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh như Vĩnh Lộc, Hà Trung, Ninh Bình rất thuận lợi cho việc huấn luyện cán bộ, huấn luyện du kích, dễ dàng liên lạc với các khu căn cứ cách mạng.

Nhân dân Ngọc Trạo vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu, thiết tha với độc lập tự do. Từ năm 1886 hưởng ứng chiếu “Cần Vương” của vua Hàm Nghi, trong làng đã có nhiều người đi lính sơn phòng cho cụ Tống Duy Tân và bản thân cụ Tống Duy Tân cũng đã từng qua lại vùng này nhiều lần. Đến thời kỳ 1930 - 1931; 1936 - 1939, nơi đây từng là cơ sở hoạt động cách mạng của các đồng chí Đảng viên; Nhiều tổ chức quần chúng được thành lập như: “Hội tương tế ái hữu”; “Hội truyền bá Quốc ngữ”; “Hội đọc sách báo” v.v…Tác phẩm “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) được giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi tại đây. Những quần chúng giác ngộ cách mạng như: Tôn Viết Nghiệm, Tôn Viết Minh, Bùi Oanh … đã tích cực vận động nhân dân trong vùng tham gia các hoạt động cứu nước.

Năm 1940, tiếp thu tinh thần Nghị quyết TW6 (tháng 11/1939), Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo việc xây dựng các đoàn thể phản đế cứu quốc ở Ngọc Trạo. Tháng 3/1941, Mặt trận phản đế cứu quốc huyện Thạch Thành chính thức thành lập. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình được tổ chức ở các làng Phúc Lộc, Cẩm Bào, Xuân Áng nhằm tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân xây dựng lực lượng vũ trang chống Pháp, đuổi Nhật.

Giữa năm 1941, trong lúc phong trào ở các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân đang bị kẻ thù uy hiếp thì Thạch Thành, Vĩnh Lộc lúc này vẫn còn là nơi an toàn. Cơ sở cách mạng Thạch Thành được mở rộng ra đến vùng Phố Cát, Bỉm Sơn giáp Ninh Bình. Do đó điều kiện để thành lập một khu căn cứ huấn luyện cán bộ, huấn luyện du kích, chuẩn bị cho phong trào khởi nghĩa vũ trang đã chín muồi.

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, tháng 6 năm 1941, Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại làng Phúc Tỉnh (huyện Thiệu Hóa). Hội nghị đánh giá đầy đủ tình hình ta và địch trong tỉnh, đồng thời đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, tiến tới “thành lập căn cứ địa cách mạng từ Tây Bắc đến Đông Nam Thanh Hóa”.

Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát, nhận thấy Ngọc Trạo là vùng đất “địa lợi, nhân hòa”, cuối tháng 7/1941, Tỉnh ủy quyết định thành lập Chiến khu Ngọc Trạo (nay là xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành). Ban Lãnh đạo chiến khu gồm ba đồng chí:

- Đồng chí Đặng Châu Tuệ - Thường trực Tỉnh ủy phụ trách chung

- Đồng chí Trần Tiến Quân và đồng chí Đặng Văn Hỷ - Tỉnh ủy viên phụ trách công tác an toàn khu.

Ban Lãnh đạo chiến khu Ngọc Trạo (từtrái qua phải:Đ/c Đặng Châu Tuệ,Đ/c Trần Tiến Quân, Đ/c Đặng Văn Hỷ)

Cùng với việc thành lập chiến khu, cơ quan ấn loát của Tỉnh ủy cũng được chuyển về Ngọc Trạo.“Báo Tự Do”và các tài liệu tuyên truyền của Đảng trở thành một vũ khí tuyên truyền sắc bén, hiệu quả góp phần cổ vũ, động viên nhân dân khắp mọi miền hướng về chiến khu cách mạng.

Ảnh hưởng của chiến khu ngày càng mở rộng. Tên tri huyện Thạch Thành Sầm Văn Kim và tên đồn trưởng Bỉm Sơn đưa lính đến tuần tra, dò xét. Song nhờ sợ đùm bọc che chở, giúp đỡ của đồng bào, chiến khu Ngọc Trạo vẫn được an toàn.

Ngày 18/9/1941, Ban Lãnh đạo chiến khu quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về Hang Treo (xã Hà Long, huyện Hà Trung), cách Ngọc Trạo 15km. Đêm 19/9/1941 tại Hang Treo Đội du kích Ngọc Trạo ra đời.Bên ánh lửa hồng, dưới lá cờ Đảng quang vinh, 21 chiến sĩ du kích với gương mặt sáng quắc, kiên nghị xếp hàng làm lễ tuyên thề nguyện hy sinh phấn đấu đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài hát“Đời ta bấy lâu khổ rồi”- bài Đội ca của đội du kích Ngọc Trạovang lên với âm hưởng hào hùng trong niềm hân hoan phấn khởi của tất cả mọi người.

Đội du kích Ngọc Trạo ra đời, đánh dấu bước trưởng thành mới của lực lượng vũ trang Thanh Hóa, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Từ đây Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có một lực lượng vũ trang thoát ly đầu tiên, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang sau này.

Để tăng cường lực lượng, khắp nơi trong tỉnh du kích được tuyển lựa về ngày một đông. Đến cuối tháng 9/1941 số du kích lên tới 80 người, trong đó có 8 chiến sĩ từ Ninh Bình vào và một số thanh niên của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình đang làm ăn và theo học ở Thanh Hóa cũng được giác ngộ và tự nguyện gia nhập đội du kích Ngọc Trạo.

Quân số tăng, khó khăn về hậu cần xuất hiện, “có những ngày anh em phải ăn lá cây, quả rừng, thay cơm”. Trong khi đó kẻ thù đã phát hiện ra địa điểm đóng quân của ta. Ngày 25/9/1941, Ban Lãnh đạo quyết định dời địa điểm từ hang Treo về làng Ngọc Trạo và đóng quân tại đồi Ma Mầu.

Sườn đồi Ma Mầu, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, địa điểm du kích Ngọc Trạo xây dựng lán trại và tập luyện năm 1941

Tại đây, các chiến sĩ du kích dựng lán trại, san lấp bãi tập, lập 3 bốt gác, chốt ở ba đỉnh đồi (Trạc Lòi, Ba Cao và đồi Riềng) theo hình tam giác. Mọi hoạt động của chiến khu nhanh chóng được ổn định. Từ việc luyện tập đến việc sinh hoạt đều được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Các chiến sĩ không chỉ hăng say luyện tập quân sự như: Tập võ, bắn súng, tập đâm mác, đâm dao găm, đánh giáp lá cà, học chính trị, học văn hóa, văn nghệ mà còn học thêm tiếng dân tộc Mường để làm tốt công tác dân vận. Mối tình quân với dân vùng Ngọc Trạo và phụ cận ngày càng gắn bó keo sơn.

Những người có công giúp đỡ du kích Ngọc Trạo

Nhân dân khắp mọi nơi trong tỉnh đã mở thêm các lò rèn cung cấp dao, kiếm, quyên góp nỏ, súng săn, lương thực thực phẩm, chở đá in, mực, giấy cho xưởng ấn loát, mua sắm quần áo, thuốc men, đạn dược… tiếp tế cho chiến khu.

Để tăng thêm quân số, mở rộng phạm vi hoạt động, Tỉnh ủy quyết định tuyển chọn thêm 500 chiến sĩ tự vệ ở các phủ, huyện về Ngọc Trạo. Huyện uỷ phản đế các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định đã lựa chọn những đội viên du kích tiêu biểu nhất trong vùng và lấy: “Đa Ngọc làm địa điểm tập kết chuyển quân lên chiến khu”.

Ngày 8-10-1941, sau nhiều lần trinh sát, bọn mật thám phát hiện được lực lượng của ta tập trung tại Đa Ngọc (xã Yên Giang, huyện Yên Định). Đêm hôm ấy chúng đưa lính bất ngờ đột nhập vào Đa Ngọc - nơi tập kết hơn 100 chiến sĩ tự vệ trước khi hành quân lên chiến khu. Tại đây đã nổ ra cuộc chiến đấu ác liệt đầu tiên giữa tự vệ Đa Ngọc với kẻ thù. Trong trận chiến đấu này, đồng chí Nguyễn Đức Tẻo bị thương nặng, anh dũng hy sinh tại Đa Ngọc.

Được nhân dân hết lòng ủng hộ giúp đỡ, ngay trong đêm, các chiến sĩ du kích quyết định rời khỏi làng Đa Ngọc, chia thành nhiều tổ băng rừng hành quân lên Ngọc Trạo. Nhưng kế hoạch không thành.

Rạng sáng ngày 19/10/1941, thực dân Pháp bí mật cho quân tấn công vào chiến khu Ngọc Trạo. Cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt, các chiến sĩ vừa đánh giáp lá cà, dùng dao, kiếm, mã tấu quần nhau với địch, vừa xung phong, dùng loa kêu gọi binh lính quay súng trở về với nhân dân. Dưới làn mưa đạn của giặc, chiến sĩ Cao Ngọc Oanh dũng cảm mưu trí, nhanh nhẹn dùng dao chém tên lính mang số hiệu 444 bị thương và tước luôn khẩu súng của nó.

Trước tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của các chiến sĩ du kích, quân địch hoang mang lo sợ không dám liều mạng tấn công. Một số nhanh chóng rút khỏi trận địa, tập trung lực lượng bắn xối xả về phía quân du kích. Ba chiến sĩ du kích Phạm Văn Hinh, Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước đã hy sinh anh dũng trong trận chiến đấu này.

Sau khi cùng bà con làm lễ truy điệu cho các đồng chí, cất dấu tài liệu và vạch kế hoạch đấu tranh chống khủng bố cho đồng bào Ngọc Trạo. Tối ngày 19/10/1941, đội du kích lên đường bí mật về làng Cẩm Bào (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc). Tối ngày 25/10/1941, dưới bóng cây đa Bái Nghè (làng Cẩm Bào) các chiến sĩ du kích chia tay nhau phân tán về các vùng trong tỉnh, cùng nhân dân tiếp tục đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng, duy trì phong trào đánh Pháp đuổi Nhật cứu nước.

Chiến khu du kích Ngọc Trạo - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc ở Thanh Hóa, giai đoạn 1940 - 1941. Đội du kích và Chiến khu Ngọc Trạo đã hoàn thành nhiệm vụ mà Trung ương và Tỉnh ủy giao. Đó là sự tiếp nối của tiếng súng Bắc Sơn và Nam Kỳ khởi nghĩa, là nguồn sức mạnh cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích; kết hợp sức mạnh chính trị với sức mạnh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa góp phần làm nên thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945,mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do cho nước nhà.

Dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng hi sinhtại chiến khu Ngọc Trạo

Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn ấy, năm 1991 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đội du kích Ngọc Trạo, UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng Tượng đài chiến sĩ du kích Ngọc Trạo. Tượng đài được đặt ở vị trí chính giữa khu trung tâm, là biểu tượng cao đẹp về khí phách anh hùng của các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo. Để mùa thu hàng năm vào ngày 19/9 con cháu ở khắp mọi miền Tổ quốc lại tụ hội về đây tri ân, tưởng nhớ những người con cảm tử của quê hương Thanh Hóa.

Chiến khu du kích Ngọc Trạo

Đăng lúc: 30/08/2021 11:05:47 (GMT+7)

Chiến khu Ngọc Trạo - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc ở Thanh Hóa, giai đoạn 1940 - 1941; nơi thành lập đội du kích Ngọc Trạo tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa.

Ngọc Trạo nằm về phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách huyện lỵ Kim Tân (Thạch Thành) 15km. Đây là một vùng đất có địa hình tương đối hiểm trở, một vùng rừng núi cách xa với tỉnh lỵ nhưng lại tiếp giáp với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh như Vĩnh Lộc, Hà Trung, Ninh Bình rất thuận lợi cho việc huấn luyện cán bộ, huấn luyện du kích, dễ dàng liên lạc với các khu căn cứ cách mạng.

Nhân dân Ngọc Trạo vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu, thiết tha với độc lập tự do. Từ năm 1886 hưởng ứng chiếu “Cần Vương” của vua Hàm Nghi, trong làng đã có nhiều người đi lính sơn phòng cho cụ Tống Duy Tân và bản thân cụ Tống Duy Tân cũng đã từng qua lại vùng này nhiều lần. Đến thời kỳ 1930 - 1931; 1936 - 1939, nơi đây từng là cơ sở hoạt động cách mạng của các đồng chí Đảng viên; Nhiều tổ chức quần chúng được thành lập như: “Hội tương tế ái hữu”; “Hội truyền bá Quốc ngữ”; “Hội đọc sách báo” v.v…Tác phẩm “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) được giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi tại đây. Những quần chúng giác ngộ cách mạng như: Tôn Viết Nghiệm, Tôn Viết Minh, Bùi Oanh … đã tích cực vận động nhân dân trong vùng tham gia các hoạt động cứu nước.

Năm 1940, tiếp thu tinh thần Nghị quyết TW6 (tháng 11/1939), Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo việc xây dựng các đoàn thể phản đế cứu quốc ở Ngọc Trạo. Tháng 3/1941, Mặt trận phản đế cứu quốc huyện Thạch Thành chính thức thành lập. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình được tổ chức ở các làng Phúc Lộc, Cẩm Bào, Xuân Áng nhằm tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân xây dựng lực lượng vũ trang chống Pháp, đuổi Nhật.

Giữa năm 1941, trong lúc phong trào ở các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân đang bị kẻ thù uy hiếp thì Thạch Thành, Vĩnh Lộc lúc này vẫn còn là nơi an toàn. Cơ sở cách mạng Thạch Thành được mở rộng ra đến vùng Phố Cát, Bỉm Sơn giáp Ninh Bình. Do đó điều kiện để thành lập một khu căn cứ huấn luyện cán bộ, huấn luyện du kích, chuẩn bị cho phong trào khởi nghĩa vũ trang đã chín muồi.

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, tháng 6 năm 1941, Tỉnh ủy Thanh Hóa triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại làng Phúc Tỉnh (huyện Thiệu Hóa). Hội nghị đánh giá đầy đủ tình hình ta và địch trong tỉnh, đồng thời đề ra chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, tiến tới “thành lập căn cứ địa cách mạng từ Tây Bắc đến Đông Nam Thanh Hóa”.

Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát, nhận thấy Ngọc Trạo là vùng đất “địa lợi, nhân hòa”, cuối tháng 7/1941, Tỉnh ủy quyết định thành lập Chiến khu Ngọc Trạo (nay là xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành). Ban Lãnh đạo chiến khu gồm ba đồng chí:

- Đồng chí Đặng Châu Tuệ - Thường trực Tỉnh ủy phụ trách chung

- Đồng chí Trần Tiến Quân và đồng chí Đặng Văn Hỷ - Tỉnh ủy viên phụ trách công tác an toàn khu.

Ban Lãnh đạo chiến khu Ngọc Trạo (từtrái qua phải:Đ/c Đặng Châu Tuệ,Đ/c Trần Tiến Quân, Đ/c Đặng Văn Hỷ)

Cùng với việc thành lập chiến khu, cơ quan ấn loát của Tỉnh ủy cũng được chuyển về Ngọc Trạo.“Báo Tự Do”và các tài liệu tuyên truyền của Đảng trở thành một vũ khí tuyên truyền sắc bén, hiệu quả góp phần cổ vũ, động viên nhân dân khắp mọi miền hướng về chiến khu cách mạng.

Ảnh hưởng của chiến khu ngày càng mở rộng. Tên tri huyện Thạch Thành Sầm Văn Kim và tên đồn trưởng Bỉm Sơn đưa lính đến tuần tra, dò xét. Song nhờ sợ đùm bọc che chở, giúp đỡ của đồng bào, chiến khu Ngọc Trạo vẫn được an toàn.

Ngày 18/9/1941, Ban Lãnh đạo chiến khu quyết định chuyển toàn bộ lực lượng về Hang Treo (xã Hà Long, huyện Hà Trung), cách Ngọc Trạo 15km. Đêm 19/9/1941 tại Hang Treo Đội du kích Ngọc Trạo ra đời.Bên ánh lửa hồng, dưới lá cờ Đảng quang vinh, 21 chiến sĩ du kích với gương mặt sáng quắc, kiên nghị xếp hàng làm lễ tuyên thề nguyện hy sinh phấn đấu đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài hát“Đời ta bấy lâu khổ rồi”- bài Đội ca của đội du kích Ngọc Trạovang lên với âm hưởng hào hùng trong niềm hân hoan phấn khởi của tất cả mọi người.

Đội du kích Ngọc Trạo ra đời, đánh dấu bước trưởng thành mới của lực lượng vũ trang Thanh Hóa, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Từ đây Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có một lực lượng vũ trang thoát ly đầu tiên, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang sau này.

Để tăng cường lực lượng, khắp nơi trong tỉnh du kích được tuyển lựa về ngày một đông. Đến cuối tháng 9/1941 số du kích lên tới 80 người, trong đó có 8 chiến sĩ từ Ninh Bình vào và một số thanh niên của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình đang làm ăn và theo học ở Thanh Hóa cũng được giác ngộ và tự nguyện gia nhập đội du kích Ngọc Trạo.

Quân số tăng, khó khăn về hậu cần xuất hiện, “có những ngày anh em phải ăn lá cây, quả rừng, thay cơm”. Trong khi đó kẻ thù đã phát hiện ra địa điểm đóng quân của ta. Ngày 25/9/1941, Ban Lãnh đạo quyết định dời địa điểm từ hang Treo về làng Ngọc Trạo và đóng quân tại đồi Ma Mầu.

Sườn đồi Ma Mầu, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, địa điểm du kích Ngọc Trạo xây dựng lán trại và tập luyện năm 1941

Tại đây, các chiến sĩ du kích dựng lán trại, san lấp bãi tập, lập 3 bốt gác, chốt ở ba đỉnh đồi (Trạc Lòi, Ba Cao và đồi Riềng) theo hình tam giác. Mọi hoạt động của chiến khu nhanh chóng được ổn định. Từ việc luyện tập đến việc sinh hoạt đều được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Các chiến sĩ không chỉ hăng say luyện tập quân sự như: Tập võ, bắn súng, tập đâm mác, đâm dao găm, đánh giáp lá cà, học chính trị, học văn hóa, văn nghệ mà còn học thêm tiếng dân tộc Mường để làm tốt công tác dân vận. Mối tình quân với dân vùng Ngọc Trạo và phụ cận ngày càng gắn bó keo sơn.

Những người có công giúp đỡ du kích Ngọc Trạo

Nhân dân khắp mọi nơi trong tỉnh đã mở thêm các lò rèn cung cấp dao, kiếm, quyên góp nỏ, súng săn, lương thực thực phẩm, chở đá in, mực, giấy cho xưởng ấn loát, mua sắm quần áo, thuốc men, đạn dược… tiếp tế cho chiến khu.

Để tăng thêm quân số, mở rộng phạm vi hoạt động, Tỉnh ủy quyết định tuyển chọn thêm 500 chiến sĩ tự vệ ở các phủ, huyện về Ngọc Trạo. Huyện uỷ phản đế các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định đã lựa chọn những đội viên du kích tiêu biểu nhất trong vùng và lấy: “Đa Ngọc làm địa điểm tập kết chuyển quân lên chiến khu”.

Ngày 8-10-1941, sau nhiều lần trinh sát, bọn mật thám phát hiện được lực lượng của ta tập trung tại Đa Ngọc (xã Yên Giang, huyện Yên Định). Đêm hôm ấy chúng đưa lính bất ngờ đột nhập vào Đa Ngọc - nơi tập kết hơn 100 chiến sĩ tự vệ trước khi hành quân lên chiến khu. Tại đây đã nổ ra cuộc chiến đấu ác liệt đầu tiên giữa tự vệ Đa Ngọc với kẻ thù. Trong trận chiến đấu này, đồng chí Nguyễn Đức Tẻo bị thương nặng, anh dũng hy sinh tại Đa Ngọc.

Được nhân dân hết lòng ủng hộ giúp đỡ, ngay trong đêm, các chiến sĩ du kích quyết định rời khỏi làng Đa Ngọc, chia thành nhiều tổ băng rừng hành quân lên Ngọc Trạo. Nhưng kế hoạch không thành.

Rạng sáng ngày 19/10/1941, thực dân Pháp bí mật cho quân tấn công vào chiến khu Ngọc Trạo. Cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt, các chiến sĩ vừa đánh giáp lá cà, dùng dao, kiếm, mã tấu quần nhau với địch, vừa xung phong, dùng loa kêu gọi binh lính quay súng trở về với nhân dân. Dưới làn mưa đạn của giặc, chiến sĩ Cao Ngọc Oanh dũng cảm mưu trí, nhanh nhẹn dùng dao chém tên lính mang số hiệu 444 bị thương và tước luôn khẩu súng của nó.

Trước tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của các chiến sĩ du kích, quân địch hoang mang lo sợ không dám liều mạng tấn công. Một số nhanh chóng rút khỏi trận địa, tập trung lực lượng bắn xối xả về phía quân du kích. Ba chiến sĩ du kích Phạm Văn Hinh, Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước đã hy sinh anh dũng trong trận chiến đấu này.

Sau khi cùng bà con làm lễ truy điệu cho các đồng chí, cất dấu tài liệu và vạch kế hoạch đấu tranh chống khủng bố cho đồng bào Ngọc Trạo. Tối ngày 19/10/1941, đội du kích lên đường bí mật về làng Cẩm Bào (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc). Tối ngày 25/10/1941, dưới bóng cây đa Bái Nghè (làng Cẩm Bào) các chiến sĩ du kích chia tay nhau phân tán về các vùng trong tỉnh, cùng nhân dân tiếp tục đấu tranh chống khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng, duy trì phong trào đánh Pháp đuổi Nhật cứu nước.

Chiến khu du kích Ngọc Trạo - một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc ở Thanh Hóa, giai đoạn 1940 - 1941. Đội du kích và Chiến khu Ngọc Trạo đã hoàn thành nhiệm vụ mà Trung ương và Tỉnh ủy giao. Đó là sự tiếp nối của tiếng súng Bắc Sơn và Nam Kỳ khởi nghĩa, là nguồn sức mạnh cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích; kết hợp sức mạnh chính trị với sức mạnh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa góp phần làm nên thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945,mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do cho nước nhà.

Dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng hi sinhtại chiến khu Ngọc Trạo

Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn ấy, năm 1991 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đội du kích Ngọc Trạo, UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng Tượng đài chiến sĩ du kích Ngọc Trạo. Tượng đài được đặt ở vị trí chính giữa khu trung tâm, là biểu tượng cao đẹp về khí phách anh hùng của các chiến sĩ du kích Ngọc Trạo. Để mùa thu hàng năm vào ngày 19/9 con cháu ở khắp mọi miền Tổ quốc lại tụ hội về đây tri ân, tưởng nhớ những người con cảm tử của quê hương Thanh Hóa.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC